Cô chín thượng ngàn là ai trong thập nhị vương cô? Cùng Đền Cô Chín (dencochin.vn) tìm hiểu trong bài viết sau về sự tích, diện mạo và tính cách cô chín như thế nào? Đền thờ cô Chín ở đâu? Cách đi lễ Cô chín vào những thời gian nào?
1. Cô Chín Thượng Ngàn là ai?
Cô Chín thượng ngàn là thị nữ của Mẫu Thượng Ngàn. Khi giáng trần cô nói tiếng Mán, tiếng Mường, cô múa đuốc soi đường, thêu hoa trên vải. Cô cai quản đền Sòng Sơn (Lạng Sơn). Là một nữ thần rừng rất linh thiêng và cô ngự tại đền Chín Giếng – Lạng Sơn.
Cô Chín còn gọi là cô Giếng, ở một số địa phương đều thờ cô và cô với các danh khác như cô Chín Rồng, cô Chín Suối nhưng chính đều là cô Chín Sòng được thờ phụng. Cô Chín là tiên cô tài phép theo hầu mẫu Liễu Hạnh, lại có tài xem bói.
hi cô dạo chơi bốn phương khắp ngả trời Nam, về đến đất Thanh Hóa thấy ở đây cảnh lạ vô biên. Cô hài lòng liền hội họp thần nữ năm ba bạn cát, lấy gỗ cây sung làm nhà, còn cây si thì cô mắc võng. Nhân dân cầu đảo linh ứng liền lập đền thờ cô.
Có truyền thuyết nói rằng cô Chín là con gái thứ 9 của Ngọc Hoàng Thượng Đế. Cô Chín là một tiên cô giáng trần. Trước cô bán nước ở cổng đền Ba Dọi, từng theo hầu mẫu Sòng. Ban đầu những kẻ người trần mắt thịt không tin, nghĩ cô là yêu quái nên quở trách, đánh đuổi và tìm mọi cách diệt trừ. Vì tức giận nên cô đã về tâu với thiên đình cho thu giam hồn phách rồi hành cho dở dại dở điên, không những thế, cô làm cho “trăng trứng hiểm nghèo, khi lội dưới suối, khi trèo lên cây”.
2. Diện mạo và tính cách của cô chín thượng ngàn như thế nào?
Cô chín thượng ngàn có nét mặt rất đẹp, mặt hoa da phấn, má hồng rất xinh đẹp, ưa thích các màu hồng, đỏ và chuộng các loại hoa. Cô có tính cách thường nóng nảy, thẳng tính và rất thích làm đẹp, điệu đà, đành hanh, chua ngoa.
3. Cô Chín về ngự đồng như thế nào?
Trong thần điện và trong nghi lễ hầu đồng của Tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ, cô Chín ngự áo màu hồng đào. Cùng với cô Bơ, Cô Chín là một trong hai Thánh Cô sứ Thanh rất hay ngự đồng.
Khi giáng hầu Cô Chín thường mặc áo hồng phơn phớt màu đào phai và cô múa quạt tiến Mẫu. Đôi khi Cô cũng múa cờ tiến Vua, cũng có khi cô thêu hoa dệt lụa, rồi lại múa cánh tiên. Ai cầu đảo cô đều sắm sửa lễ vật: Nón đỏ, hài hoa, vòng hồng hay võng đào.
Có lẽ Cô Chín là một Thánh Cô nổi tiếng nhất trong các Thánh Cô nên hầu hết các đền, phủ đều có thờ Cô. Tại các đền phủ, Cô Chín có thể có ban thờ riêng hoặc thờ chung với Cô Bơ hoặc thờ chung trong Cung Tứ Phủ Thánh Cô; hoặc Cô được thờ ở một Lầu Cô riêng biệt: Cung Cô Chín đền Mẫu Sòng Sơn, cung Cô Chín Phủ Quảng Cung.
3. Đền thờ Cô Chín ở đâu?
Đền Chín Giếng, hay còn gọi là đền cô Chín cách đền Sòng Sơn khoảng 2km. Nơi đây nổi tiếng linh thiêng nhất nhì xứ Thanh. Trước thuộc địa phận phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn tỉnh Thanh Hóa. Tên của ngôi đền bắt nguồn từ 9 miệng giếng thiêng quanh năm đùn nước không bao giờ cạn. Dưới mặt dòng suối tự nhiên chảy qua đền Sòng và đền chín Giếng. Đền cô Chín được khởi công cùng đền Sòng dưới thời Cảnh Hưng triều vua Lê Hiến Tông (1740-1786). Đền này chính thức tu sửa vào năm 1939. Năm 1993, đền được công nhận là di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia.
4. Đi lễ đền cô chín thượng ngàn vào ngày nào?
Ngày 9/9 âm lịch hàng năm được quy định là ngày tiệc chính của cô chín thượng ngàn. Nếu bạn đi lễ cô ngày này sẽ được xem lễ hội sẽ rất tuyệt vời. Ngoài ra ngày 26/2 âm lịch hàng năm nếu các bạn nghé qua đền Song Sơn sang đền cô Chín. Sau đó tới đèo Ba Dội các bạn cũng được đón lễ hội cô chín đền song, cô chín giếng nên cũng rất tuyệt vời nhé.
5. Cách sắm lễ cô Chín thượng ngàn
Đến lễ đền cô chín việc sắm lễ vật dâng cô cũng là một việc không thể thiếu nếu muốn xin lộc cô chín nhé. Mọi người ai có thì sắm sửa mâm cao cỗ đầy, áo quan, mũ nón hồng, tiền vàng. Còn nếu ai không có thì chỉ cần thắp nén nhan cửa đền. tùy vào tâm của mỗi người cô sẽ chứng dám phù hộ cho
Trên đây là tổng hợp về Cô Chín thượng ngàn là ai trong thập nhị vương cô? . Hy vọng bài viết trên đã cung cấp thông tin hữu ích về sự tích cũng như cách đi lễ cô chín sao cho đúng đắn nhất. Cảm ơn các bạn đã theo dõi.