1. Đôi nét về Thanh Hóa
Nằm ở Bắc Trung Bộ, tỉnh Thanh Hóa là một trong những tỉnh lớn nhất với diện tích 11.106 km2 và dân số hơn 3,4 triệu người làm việc và sinh sống tại 27 huyện, thị trấn và thành phố. Thanh Hóa có chung biên giới dài hơn 190 km với Lào ở phía tây, chạy qua vùng núi. Ninh Bình , Hòa Bình và Sơn La là những nước láng giềng phía bắc với 175 km đường biên giới trên bộ.
Thanh Hóa có một vị trí địa lý với hệ thống sông gồ ghề, những ngọn núi tráng lệ và biển cả hùng vĩ. Tỉnh này là nơi cư trú của 7 dân tộc gồm Kinh, Mường, Thái, Đạo, Mông, Thổ và Kho Mu, có lối sống, văn hóa, trang phục khác nhau tạo nên một bức tranh đa sắc về bản sắc của Thanh Hóa.
Thanh Hóa cũng là quê hương của những người rất tài năng, những người đã đóng góp đáng kể vào những trang anh hùng vinh quang trong lịch sử nước ta. Không chỉ được gọi là “vùng đất linh thiêng với những con người phi thường”, Thanh Hóa còn là một địa điểm du lịch nổi bật và là mảnh đất sở hữu một ngôi đền cô Chín nổi tiếng linh thiêng bậc nhất dải đất miền Trung.
2. Top 6 địa điểm du lịch Thanh Hóa
Nếu bạn muốn du lịch đến những vùng đất mới thì Thanh Hóa cũng là một tỉnh Bắc Trung Bộ bạn nên ghé đến.
- Đền Cô Chín: đây là điểm đến linh thiêng thu hút hàng ngàn du khách tham quan và dâng lễ để cầu may cho gia đình và người thân dịp đầu năm hoặc dịp lễ. Địa chỉ: Trần Hưng Đạo, P. Bắc Sơn, Bỉm Sơn, Thanh Hoá
- Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông: nằm ở huyện Quan Hòa, vẻ đẹp trù phú của cảnh quan thiên nhiên, rừng sinh thái với hệ động vật và thực vật phong phú là điểm đến du lịch sinh thái lý tưởng
- Bãi biển Sầm Sơn: Sầm Sơn là điểm du lịch quen thuộc cho cả du khách trong và ngoài nước. Sầm Sơn là niềm tự hào của tỉnh Thanh Hóa trên bờ biển dài của một bãi cát phẳng và thoai thoải, nước trong lành, không khí mát mẻ, khiến nơi đây trở thành điểm đến không thể bỏ qua
- Vườn quốc gia Bến En: Có diện tích 14.735 ha, công viên bao gồm núi, đồi, suối, sông và môi trường sống của các loại động thực vật khác nhau. Cách thú vị để khám phá công viên là ngồi thuyền máy hoặc chèo thuyền kayak.
- Thành nhà Hồ: thành cổ nhà Hồ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 2011, thành là đại diện xuất sắc của hoàng thành Đông Nam Á với kiến trúc độc đáo giúp nó giữ được hình dạng và cấu trúc khỏi tác động của thời gian và thời tiết.
- Cố đô Lam Kinh: cách thành phố Thanh Hóa 50 km về phía tây, Khung cảnh xung quanh thành cổ khá yên bình với cây xanh dồi dào và không khí trong lành. Ngoài việc chiêm ngưỡng cảnh quan đẹp, bạn còn có cơ hội tham gia trò chơi dân gian truyền thống vui nhộn, hấp dẫn.
3. Tại sao lại có tên gọi là đền Cô Chín
Đền chín giếng hay còn gọi là đền cô Chín nổi tiếng linh thiêng nhất nhì xứ Thanh thuộc địa phận phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, tên của ngôi đền bắt nguồn từ chín miệng giếng thiêng quanh năm đủ nước không bao giờ cạn dưới mặt dòng suối tự nhiên chảy qua đền sòng và đền chín giếng.
Đền Cô Chín Sòng Sơn là nơi thờ chính của Cô Chín Sòng Sơn và Mẫu Cửu, Chầu Cửu. Ngôi đền vang danh tiếng tăm của Cô Chín Sòng Sơn được khắp nơi gần xa mọi người biết đến và chính vì tên gọi của ngôi đền nên nhiều người nghĩ rằng đây là nơi thờ cúng riêng của Cô Chín nào đó.
Ngày nay, trong cung cấm là nơi thờ Mẫu Cửu có phối thờ thêm Tam Tòa Thánh Mẫu. Còn Chầu Cửu có một cung riêng ở bên tay trái của cung Cô Chín. Vì vậy, đền nơi đây sau khi lễ Cô Chín, chúng ta nên lễ Chầu Cửu và Mẫu Cửu.
Truyền thuyết kể lại rằng Cô Chín Sòng Sơn là một tiên nữ ngự trị trên Thiên Đình, một lần tiên cô vô tình làm rơi vỡ một chén ngọc nên đã bị Ngọc Hoàng giáng xuống trần gian để theo hầu Mẫu Liễu Hạnh. Khi được giáng trần Cô bôn ba khắp bốn phương, sau về đất Thanh Hóa cảm thấy cảnh lạ vô biên, nên cô cảm thấy hài lòng hội họp thần nữ năm ba bạn cát, lấy gỗ cây sung làm nhà, còn cây si mắc võng.
Từ đó người dân cầu đảo linh ứng liền lập đền thờ. Vì lẽ đó, người đời sau này hay dâng lễ Cô Chín Sòng Sơn võng đào để cầu may.
Có đến 2 đền Cô Chín Sòng Sơn ở Sòng Sơn chăng?
Nằm phía trước đền Cô Chín ở Thanh Hóa, bên dòng suối có một Đền Cô Chín Sòng Sơn nữa. Đây là ngôi đền nhỏ của một thanh đồng tự xây dựng vào cỡ năm 1993. Ngôi đền này thuộc phần quản lý tư nhân của những người lập gian bán hàng trước cổng đền Cô Chín. Vì thế nó không được công nhận là di tích lịch sử và không thuộc sự quản lý của nhà nước.
Sự thật là có đến hai đền Cô Chín ở Thanh Hóa, do đó khi đến Thanh Hóa bạn chớ nên lầm tưởng đó là ngôi đền cổ của Cô Chín Sòng Sơn. Ngôi đền cổ ngày xưa chính là ngôi đền được xây trên sườn đồi.
4. Kinh nghiệm đi đền Cô Chín Thanh Hóa
-
Đi đến đền Cô Chín từ Hà Nội
Đền Cô Chín Sòng Sơn nằm ngay đường Trần Hưng Đạo, tại phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa, cách Hà Nội khoảng 150km tương đương 3 tiếng đồng hồ chạy xe. Nếu đi từ Hà Nội đến Thanh Hóa thì đền Mẫu Sòng Sơn nằm ở bên phải đường, còn đền Cô Chín Sòng Sơn nằm bên trái. Hai đền chỉ cách nhau khoảng 1km.
Tuyến đường nhanh nhất mà bạn có thể đi đến ngôi đền là tuyến đường cao tốc 01 Hà Nội – Ninh Bình. Trước khi đi bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng đoạn đường nhưng cũng đừng quá lo lắng vì đoạn đường này không ngoằn ngoèo và rất dễ đi.
-
Nên đến đền Cô Chín vào thời gian nào trong năm?
Hàng năm có rất nhiều khách du lịch khắp 4 phương đến tham quan và dâng lễ tại đền Cô Chín. Có hai khoảng thời gian mà bạn nên đến đền Cô Chín là:
Ngày 26/2 âm lịch: lễ hội truyền thống đông đảo người ghé đến để xem lễ rước kiệu từ đền Sòng Sơn sang đền Cô Chín rồi lên đèo Ba Dội.
Ngày 9/9 âm lịch: là chính hội của đền Cô chín nhưng ngay từ những ngày đầu xuân năm mới người dân cả nước đã nô nức trẩy hội về đền cô để cầu xin mọi điều may mắn.
Ngoài hai khoảng thời gian trên, thì bạn cũng có thể ghé thăm đền Cô Chín vào bất cứ khoảng thời gian nào nếu bạn có dịp đến tỉnh Thanh Hóa. Tham quan và đi lễ đền Cô, bên cạnh việc dâng hương tại cung thờ Cô Chín, bạn còn được chiêm ngưỡng tham quan dòng suối trong mát tương truyền là chín miệng giếng thiêng hạ giới.
-
Đi Đền Cô Chín Cầu Gì?
Đến tham quan và đi lễ Đền Cô ngoài việc dâng hương tại cung thờ Cô Chín, người dân cả nước đển cầu xin cầu cho cuộc sống bình an, Sức Khoẻ, Tài Lộc, Làm Ăn Kinh Doanh may mắn.
Vào ngày 26/2 âm lịch có lễ rước kiệu từ đền Sòng Sơn sang đền cô Chín rồi lên đèo Ba Dội. Ngày 9/9 âm lịch là chính hội của đền Cô Chín nhưng ngay từ những ngày đầu xuân người dân cả nước đã nô nức đi Đền Cô Chín Cầu may cho năm mới.
5. Sắm lễ đi đền Cô Chín Thanh Hóa cần những gì
Tùy tâm của mỗi người mà lễ vật sẽ khác nhau, lễ vật có thể là đồ chay, đồ mặn hay trái cây, hàng mã, bạn cũng không nhất thiết phải quá cầu kì, cao sang về lễ vật.
- Sắm lễ chay gồm: 1 bó bông, xôi chè, vàng mã (cành vàng, cành bạc),…
- Sắm lễ mặn gồm: 1 bó bông, gà luộc hoặc heo quay, vàng mã (giày hoa, quần áo),…
Khi đặt lễ vật, thắp hương Cô Chín bạn nên định sẵn những điều cần cầu may với tâm tịnh, thành kính thì những điều mà bạn cầu mong sẽ mỉm cười với bạn. Ngoài ra, theo truyền thuyến kể lại rằng khi bạn dâng lễ đền Cô Chín Thanh Hóa bạn chỉ nên chọn loại trái cây từng quả như bưởi, táo, lê,… Không nên chọn loại trái cây có chùm như nho, nhãn, vải,…
6. Một số đền thờ Cô Chín khác
– Đền thờ Cô Chín Thượng (ở gần Đền chúa Nguyệt Hồ) – Huyện Yên Thế – Bắc Giang
Đây là đền thờ Cô Chín Thượng Thiên được đặt trên đỉnh một ngọn đồi cao, đường lên là đường nhựa nên xe ô tô có thể chạy thẳng lên sân đền. Đền Cô Chín Thượng là một ngôi đền đẹp và linh thiêng chỉ cách đền Chúa Nguyệt Hồ chỉ khoảng 4km.
– Đền thờ Cô Chín Suối Rồng – Đồ Sơn – Hải Phòng
Vì đền Cô Chín nằm cạnh Suối Rồng nên nơi đây còn gọi Đền Cô là Đền Cô Chín Suối Rồng, đôi khi gọi đền cô là Đền Cô Chín Suối hay Đền Cô Chín Rồng.
– Đền Cô Chín Tây Thiên
Đây là ngôi đền mới xây gần đây nằm ở Quần thể du lịch tâm linh Tây Thiên. Đền Cô Chín Tây Thiên là một ngôi đền có kiến trúc đẹp.
– Đền Cô Chín Đồng Mỏ
Đền Cô Chín Đồng Mỏ hay còn gọi là đền Cô Chín Mỏ Ba hay đền Cô Chín Lạng Sơn. Đây là một ngôi đền nằm trên lưng chừng một ngọn núi. Để đến được đền Cô thì có hai cách: Đi dưới chân núi từ thị trấn Đồng Mỏ lên hoặc đi xuống từ Đền Chầu Mười Đồng Mỏ. Nói chung cả hai con đường lên đều phải đi bộ leo dốc với dốc cao. Đến được đền Cô thì thực sự phải là người có tâm với cô.
– Đền Thờ Cô Chín Ở Hà Nội
Đền Sòng Sơn Vọng Từ hay còn gọi là Đền Cô Chín ở Hà Nội nằm trong khu vực dày đặc các di tích văn hoá lịch sử của kinh đô Thăng Long xưa và Hà Nội ngày nay, toạ lạc ở số 35 phố Tôn Đức Thắng, phường Quốc Tử Giám, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội được coi là nơi thờ vọng của Cô Chín Sòng Sơn vì Đền thờ chính tọa lạc ở Sòng Sơn (Thanh Hóa), cho nên ngôi đền ở Hà Nội có tên chữ là “Sòng Sơn vọng từ”.
Ngôi đền không rõ được xây chính xác khi nào nhưng muộn nhất cũng phải vào thế kỷ XIX. Vị trí đền ở trên một khoảnh đất thuộc khu vực sát phía tây-nam thành Hà Nội, ngay gần Kỳ Đài (Cột Cờ). Hiện nay cổng đền mở ra phố Tôn Đức Thắng, cách Văn Miếu Quốc Tử Giám và Bích Câu Đạo quán chỉ hơn trăm bước. Ngày 05-02-1994 Bộ Văn hóa và Thông tin đã xếp hạng đền này là di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.